DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN DỰ ÁN

Đường Vành đai 3 TP.HCM là một trong những dự án giao thông trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, giảm ùn tắc giao thông nội đô, thúc đẩy phát triển kinh tế và bất động sản khu vực Đông Nam Bộ

0 km

Tổng chiều dài

0 tỷ

Tổng mức đầu tư

0 km/h

Tốc độ tối đa

TIẾN ĐỘ HIỆN TẠI

Tổng thể Đạt khoảng 30-35% khối lượng xây dựng cho 10 gói thầu chính (dựa trên các báo cáo gần nhất đến tháng 3/2025; Việc giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành

KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH

Đoạn qua TP. Hồ Chí Minh29%
29%
Đoạn qua Long An62%
62%
Đoạn qua Đồng Nai22%
22%
Đoạn qua Bình Dương25%
25%

TIẾN ĐỘ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Đoạn qua TP. Hồ Chí Minh99%
99%
Đoạn qua Long An100%
100%
Đoạn qua Đồng Nai100%
100%
Đoạn qua Bình Dương100%
100%

Phê duyệt chủ trương

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM được phê duyệt theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3.

Khởi công dự án

Sáng ngày 18/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Bộ ngành, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chính thức bấm nút khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM. Dự án vành đai 3 chính thức bước sang giai đoạn mới – thi công và hoàn thành dự án.

Tiến độ đến 31/12/2023

Đến cuối năm 2023, tiến độ xây dựng đạt khoảng 10-12% khối lượng công việc cho các gói thầu chính. Công tác giải phóng mặt bằng đạt khoảng 90%, với hơn 1.500/1.692 mặt bằng được bàn giao, tương ứng khoảng 370/410,44 ha đất (90,2%).

Tiến độ năm 2024

Đến cuối năm 2024, tổng tiến độ thi công toàn tuyến đạt khoảng 30% khối lượng công việc cho 10 gói thầu xây lắp chính. Công tác giải phóng mặt bằng đạt 99,8%, với 1.689/1.692 mặt bằng được bàn giao, tương ứng 409,61/410,44 ha đất thu hồi (99,8%). Còn lại 3 mặt bằng chưa đồng ý tại TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh.

Tiến độ năm 2025

  • Quý 1/2025: Hoàn tất giải phóng mặt bằng toàn tuyến tại các địa phương.30/4/2025: Thông xe kỹ thuật một số hạng mục tại nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, kết nối với cầu Nhơn Trạch.
  • Quý 2/2025: Khởi công 4 gói thầu xây lắp phụ trợ.
  • 31/12/2025: Thông xe kỹ thuật 14,7 km tuyến chính cao tốc (cầu cạn) qua TP. Thủ Đức, một số cầu vượt ngang (cầu Võ Văn Bích, Kênh Liên Vùng, Trần Đại Nghĩa) và hầm chui tại tỉnh lộ 15 ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
  • Mục tiêu đạt 75% khối lượng xây dựng cho 10 gói thầu chính trong năm 2025.

Hoàn thành toàn bộ dự án

  • 30/4/2026: Thông xe kỹ thuật 32,6 km tuyến chính cao tốc qua Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
  • 30/6/2026: Thông xe toàn tuyến Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM, hoàn thành toàn bộ dự án, sớm hơn 3 tháng so với hợp đồng.

Tên dự án:

Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (ký hiệu toàn tuyến: CT.40).

Chiều dài:

Tổng chiều dài khoảng 76,34 km (một số tài liệu ghi 92 km, nhưng sau khi trừ đoạn trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, còn khoảng 76,34 km).

Trong đó đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh dài 47,4 km, đoạn qua Long An dài 6,8 km, đoạn qua Bình Dương dài 26,6 km và đoạn qua Đồng Nai dài 11,2 km.

Quy mô:

Giai đoạn 1: 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp hai bên, tốc độ tối đa 100 km/h (đoạn cao tốc) và 60 km/h (đoạn đô thị).

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: 8 làn xe cao tốc, có đường song hành hai bên và hành lang cây xanh, dự trữ mở rộng (mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5 m).
  • Tổng mức đầu tư: Khoảng 75.378 tỷ đồng, trong đó:
  • Chi phí xây dựng: ~33.788 tỷ đồng.
  • Chi phí giải phóng mặt bằng: ~41.590 tỷ đồng.
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
  • Đơn vị thực hiện: Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
  • Thời gian thực hiện:
  • Phê duyệt: Năm 2011, điều chỉnh năm 2013.
  • Khởi công: Tháng 6/2023.
  • Dự kiến thông xe: Cuối năm 2025 (thông xe kỹ thuật một số đoạn).
  • Hoàn thành toàn tuyến: Tháng 6/2026.

Đoạn đường Vành đai 3 đi qua

Thông tin chi tiết

Đoạn trên địa phận TP.HCMDài 47,51km, gồm hai phần: qua thành phố Thủ Đức và đoạn qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. – Đoạn qua Thủ Đức có chiều dài 14,73 km, tính từ điểm giáp với nút cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và kết thúc tại nút giao Tân Vạn. – Đoạn qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh dài tổng cộng 32,6 km với điểm đầu là nơi tiếp giáp cầu Bình Gởi và điểm cuối là hết cầu Thầy Thuốc.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Bình DươngDài 26,06 km, qua các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. – Cụ thể gồm có 15,3 km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã đi vào khai thác, đoạn dự án thành phần 2B đến nút giao Tân Vạn là 2,53km và đoạn còn lại Bình Chuẩn – sông Sài Gòn là 8,23km.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Đồng NaiDài 11,26km. Điểm đầu của đường thuộc địa phận xã Vĩnh Thanh của huyện Nhơn Trạch và điểm cuối ở cầu Nhơn Trạch để nối sang thành phố Thủ Đức.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Long AnDài 6,8km. Qua các xã Mỹ Yên, Tân Hòa và Tân Bửu thuộc huyện Bến Lức.

 

  • Điểm đầu: Km 38 + 500, giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai).
  • Từ Nhơn Trạch (Đồng Nai), tuyến đi lên phía Bắc, vượt sông Đồng Nai qua cầu Nhơn Trạch, vào địa phận TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh).
  • Giao cắt với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km 8 + 772), sau đó tiếp tục qua 12 khu dân cư, cắt Quốc lộ 1A (Xa lộ Hà Nội) tại khu vực Tân Vạn (Bình Dương).
  • Trùng với tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn (Bình Dương), đến Bình Chuẩn rẽ trái, giao với Quốc lộ 13 (TP. Thủ Dầu Một).
  • Vượt sông Sài Gòn qua cầu Bình Gởi (cách cảng Bà Lụa khoảng 500 m), cắt Quốc lộ 22 tại huyện Hóc Môn (Khu công nghiệp Tân Hiệp).
  • Đi song song kênh An Hạ, qua khu vực Mỹ Yên – Tân Bửu, kết thúc tại giao điểm với cao tốc TP.HCM – Trung Lương và cao tốc Bến Lức – Long Thành (Long An).
  1. Nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
  2. Nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP. Thủ Đức).
  3. Nút giao Quốc lộ 1A (Tân Vạn, TP. Dĩ An, Bình Dương).
  4. Nút giao Quốc lộ 13 (TP. Thuận An, Bình Dương).
  5. Nút giao cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (Củ Chi, TP.HCM).
  6.  Nút giao Quốc lộ 22 (Hóc Môn, TP.HCM).
  7. Nút giao cao tốc TP.HCM – Trung Lương (Bến Lức, Long An).
  • Giảm ùn tắc giao thông: Giảm áp lực cho các tuyến đường nội đô TP.HCM, kết nối các đô thị vệ tinh (Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch).
  • Thúc đẩy kinh tế: Tăng cường liên kết vùng Đông Nam Bộ, kết nối các khu công nghiệp, cảng biển, giảm chi phí logistics.
  • Phát triển bất động sản: Tăng giá trị đất đai tại các khu vực đi qua (đặc biệt TP. Thủ Đức, Nhơn Trạch), thu hút dự án khu đô thị, căn hộ.
  • Giãn dân nội đô: Kéo dân cư ra vùng ngoại ô, phát triển các thành phố vệ tinh.
  • Kết nối vùng: Tăng cường liên kết TP.HCM với Đồng Nai, Bình Dương, Long An, và các tỉnh lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh.

Đoạn 1: Nhơn Trạch – Tân Vạn (34,3 km): Qua TP.HCM và Đồng Nai. Gồm 2 dự án thành phần:

Đoạn 2: Tân Vạn – Bình Chuẩn (16,7 km): Qua Bình Dương, đã hoàn thành giai đoạn 1 (tiền cao tốc) theo hình thức PPP.

Đoạn 3: Bình Chuẩn Quốc lộ 22 (19,1 km): Qua Bình Dương và TP.HCM.

Đoạn 4: Quốc lộ 22 Bến Lức (28,9 km): Qua TP.HCM và Long An, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ~11.000 tỷ đồng.

  • Khởi công: Ngày 18/6/2023.
  • Đạt ~30% khối lượng (10 gói thầu chính, 4 gói khởi công
  • Cầu Nhơn Trạch: Dự kiến hợp long nhịp đầu tiên tháng 9/2025, hoàn thành sớm 4 tháng.
  • Nút giao Tân Vạn: Đang xây dựng, tổng vốn ~1.831 tỷ đồng.
  • Long Thành – Dầu Giây: Xây dựng cầu vượt và 4 nhánh rẽ.
  • Cuối năm 2025: Thông xe kỹ thuật 24,1 km (TP.HCM: 14,7 km; Long An: 6,4 km; Bình Dương: 3 km).
  • 30/4/2026: Thông xe kỹ thuật 32,6 km qua Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
  • 30/6/2026: Thông xe toàn tuyến.
  • Tháng 8/2026: Hoàn thành toàn bộ dự án.

Đường Vành đai  3 – TP. Hồ Chí Minh

Kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, giảm ùn tắc giao thông nội đô, thúc đẩy phát triển kinh tế và bất động sản khu vực Đông Nam Bộ

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đồng thời giải quyết ùn tắc cho QL5

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Dự án cao tốc này kết nối các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Contact Me on Zalo